Cá rô phi sống ở môi trường nước ngọt, sống chủ yếu tại các kênh rạch, ao hồ, sông suối, phân bố nhiều nhất tại vùng nhiệt đới của các nước châu Phi và châu Á. Cá rô phi ăn tạp, dễ nuôi với khả năng sử dụng nhiều loại thức ăn dễ dàng tìm thấy trong tự nhiên.
Ngày đăng: 27-06-2018
6,705 lượt xem
Tên thường gọi: cá rô phi, cá rô
Tên khoa học: Tilapia
Giới: động vật
Ngành: động vật có dây sống
Lớp: cá vây tia
Bộ: cá vược
Họ: cá hoàng đế hay cá rô phi
Cân nặng: 13g-7kg
Kích thước: 5-64cm
Môi trường sống: nước ngọt, nước lợ
Môi trường sống
Là loài cá nước ngọt dễ nuôi, cá rô phi hiện được nuôi với những điều kiện sinh thái gần giống nhau giữa các loài.
Cụ thể:
Nhiệt độ lý tưởng nhất cho sự phát triển của cá rô phi là từ 25-320C, dưới 180C cá sinh trưởng kém và dễ bị nhiễm bệnh, dưới 110C và kéo dài đến vài ngày cá sẽ chết.
Rô phi là loại rộng muối, có khả năng sống được trong nhiều môi trường sông suối, đập tràn, ao hồ nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0-40%
Độ pH thích hợp cho cá sống và sinh trưởng tốt là từ 6,5-8,5
Đặc biệt, chúng có thể sống được trong môi trường có màu nước đậm, mật độ tảo dày, hàm lượng chất hữu cơ cao và thiếu oxy.
Đặc điểm hình thái
Cá rô phi có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có từ 9-12 sọc đậm nổi bật song song nhau từ lưng xuống bụng.
Vi đuôi có màu sọc đen đậm song song từ trên xuống dưới. Vi lưng có nhiều sọc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt
Theo nhiều nguồn, loài cá rô phi bé nhất là Tilapia grahami ở hồ magadi của Keenya thuộc châu Phi khi trưởng thành chỉ dài khoảng 5cm và nặng 13g; trong khi loài rô phi lớn nhất – rô phi vằn Oreochromis niloticus ở hồ Rudolf lại có chiều dài lên đến 64cm và nặng tới 7kg.
Rô phi đực và rô phi cái được phân biệt với nhau bởi đặc điểm của đầu, màu sắc và lỗ huyệt. Cụ thể: rô phi đực có đầu to và nhô cao, vi lưng và vi đuôi có màu sắc sặc sỡ, gồm 2 lỗ huyệt là lỗ niệu sinh dục và lỗ hậu môn; trong khi rô phi cái có đầu nhỏ, hàm dưới trề để ngậm trứng và con, vi lưng và vi đuôi có màu nhạt hơn, gồm 3 lỗ huyệt là lỗ niệu, lỗ sinh dục và lỗ hậu môn
Cá rô phi lớn nhanh, tốc độ lớn của chúng phụ thuộc vào từng loài, mật độ nuôi, thức ăn, nhiệt độ môi trường và kỹ thuật nuôi. Một cá rô phi được cho là phát triển tốt trong điều kiện nuôi cá thương phẩm sẽ đạt trọng lượng khoảng 400-500g/ con sau 5-6 tháng và 600-700g/ con sau 7-8 tháng.
Thức ăn của cá rô phi
Cá rô phi trong tự nhiên ăn sinh vật phù du gồm tảo và động vật nhỏ khi còn nhỏ (khoảng 20 ngày tuổi) và ăn mùn bả hữu cơ lẫn cát tảo lắng ở đáy ao; ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thủy sinh khi trưởng thành
Trong môi trường nuôi nhốt, cá rô phi ăn các loại thức ăn được chế biến từ cá tạp, cua, ghệ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai mì, bột khoai lang, bột lúa, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng, thậm chí có thể ăn cả chất thải của chăn nuôi.
Ngoài ra, để đảm bảo cá rô phi phát triển tốt nhất, cần lưu ý cung cấp thức ăn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng lý tưởng gồm: 20-35% hàm lượng đạm, dưới 40% lượng tinh bột, 1,5-2% hàm lượng canxi và 1-1,5 hàm lượng phốt pho, kali, natri.
Tập tính sinh sản
Cá rô phi là loài mắn đẻ, đẻ trứng và có thể để từ 6-11 lần mỗi năm. Một con cá rô phi cái trưởng thành có thể đẻ khoảng 1.000-2.000 trứng mỗi lần và đẻ vào trong ổ tự tạo, sau đó cá rô phi đực sẽ làm cho trứng thụ tinh.
Trứng và cá bột sẽ được hoặc cả cá rô phi đực và cá rô phi cái, hoặc chỉ mình cá rô phi cái giữ trong miệng khoảng 2 tuần lễ và sẽ bơi ra ngoài sau đó.
Gửi bình luận của bạn