Thú chơi cá cảnh nước ngọt đã có lịch sử hàng trăm năm nay khi mà người xưa luôn cho rằng nuôi cá chính là cách để “di dưỡng tinh thần”, làm cho tâm hồn được thanh tịnh. Chính vì thế, việc tạo nên một bể cá cảnh để bàn cho riêng mình đã là một yêu cầu không thể thiếu của những gia chủ đam mê thú “chơi cá cảnh”. Nếu bạn đang có ý định này, hãy tham khảo những bước dưới đây để có được quy trình tạo nên một bể cá cảnh để bàn cuốn hút và đẹp mắt nhất!
Ngày đăng: 12-09-2016
3,983 lượt xem
Bước 1: Lên ý tưởng thiết kế
Dựa vào các yêu cầu riêng biệt mà bạn sẽ lên những ý tưởng thiết kế bể cá cảnh để bàn hay bể cá cảnh phong thuỷ sao cho phù hợp. Một số yếu tố cần được cân nhắc như: diện tích đặt bể cá, chất liệu làm bể, vị trí đặt bể phù hợp… Ngoài ra, yếu tố phong thuỷ cũng là một vấn đề bạn cần lưu tâm nếu muốn bể cá mini mang lại những vận may, tài lộc hay những điều tốt nhất tới cho gia đình mình. Tuy vậy, nếu bạn cảm thấy “rối trí” vì quá nhiều nhân tố như thế này, hãy liên hệ với một địa chỉ thiết kế hồ cá để có được những tư vấn tốt nhất!
bể cá mini
Bước 2: Làm sạch hồ cá
Sau khi đã xây dựng xong bể cá cảnh để bàn, bạn cũng cần làm sạch bể để đảm bảo môi trường nước tốt nhất. Bạn có thể súc qua, tuy nhiên không được dùng xà phòng hoặc thuốc tẩy để rửa bể. Việc này kì công hơn vì nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước và cần làm kĩ hơn. Sử dụng muối và nước ấm trong trường hợp này chà nhẹ nhàng cho đến khi nước trong để loại bỏ vi khuẩn. Nếu không muốn mua phông nền ở các cửa hàng cá cảnh, bạn hoàn toàn có thể tự mình sáng tạo bằng những tấm giấy đặt phía sau bể cá cảnh mini của mình.
Bước 3: Tạo nền đáy cho bể
Không một bể cá mini nào lại có thể thiếu được bước này, bởi lẽ nền đáy là một yếu tố vô cùng quan trọng, góp phần vào chất lượng của bể và giúp tăng tính thẩm mỹ. Bạn nên dùng sỏi làm nền đáy là tốt nhất, nhưng cũng có thể thay sỏi bằng cát. Lưu ý là nền sỏi nên dày từ 2,5 – 7,5 cm và ở phía sau nên cao gấp hai lần ở phía trước để mọi thứ trong bể cá của bạn đều hướng gần đến mặt trước của bể.
Bước 4: Trang trí bể
Đá, lũa, gỗm… là những vật trang trí thường dùng của bất kì bể cá cảnh để bàn hay bể cá cảnh phong thuỷ nào vì chúng tạo nên một khung cảnh giống như môi trường tự nhiên tốt cho cá. Tuỳ vào ý tưởng bạn đã lên, kinh phí chuẩn bị mà bạn lựa chọn những phụ kiện phù hợp. Tuy nhiên, bạn nên ngâm và xử lý thật sạch các vật dụng trang trí bể trước khi cho vào nước để lọc bỏ các chất bẩn.
Trồng cây thủy sinh cũng là cách trang trí bể cá cảnh đang được ưa chuộng hiện nay vì chúng không chỉ làm ổn định chất lượng nước, chu trình nito theo hướng có lợi mà còn duy trì hệ sinh thái trong bể. Nếu ngại việc phải chăm sóc mất thời gian, bạn có thể sử dụng cây nhựa cho bể cá mini nhà mình.
Bước 5: Cài đặt thiết bị cần thiết
Thường các loại bể cá mini cũng không yêu cầu nhiều về các thiết bị phụ kiện. Tuy nhiên nếu muốn, bạn có thể cài đặt thêm để quản lý chất lượng nước bể nuôi như: máy sục khí, hệ thống lọc, đèn led… Tất cả những thiết bị khi bố trí nên lưu ý để che khuất bằng các cây thủy sinh để không làm ảnh hưởng đến mỹ quan của bể cá cảnh để bàn hay bể cá cảnh phong thuỷ.
Chúc bạn sẽ có được những bể cá mini đẹp nhất với becamini.vn nhé!
Xem thêm:
<<< Bạn đã biết cách vệ sinh bể cá mini cho thật đẹp mắt >>>
<<< Hướng dẫn thiết lập bể cá mini >>>
Gửi bình luận của bạn