Cây Bạch Mã Hoàng Tử là cây nội thất mang ý nghĩa phong thủy mang lại nhiều may mắn, sự thịnh vượng và bản lĩnh mạnh mẽ của đấng trượng phu. Bạch Mã Hoàng Tử là loài cây đại diện và hội tụ đủ các yếu tố. Bạch Mã Hoàng Tử có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Á, ưa bóng, chịu được các điều kiện môi trường nội thất.
Ngày đăng: 18-08-2017
13,156 lượt xem
Bạn yêu thiên nhiên, bạn muốn hòa mình gần gũi cùng với thiên nhiên, nhưng làm sao bạn có thể đem cả không gian bên ngoài vào trong nhà được. Có thể, nhưng không sao toàn vẹn cả, nhưng có thể bạn chọn cách gần gũi với một loài thực vật nào đó, bạn có thể đem nó vào bên trong với yêu cầu dễ dàng hơn với việc chọn một loại cây nội thất. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cây Bạch Mã Hoàng Tử một loại cây ưa dùng trong điều kiện nội thất, với điều kiện sống và cách chăm sóc hoàn toàn dễ dàng.
Tên khoa học: Aglaonema Pseudobracteatum
Họ: Araceae (rái)
Với mong ước mang lại nhiều may mắn, sự thịnh vượng và bản lĩnh mạnh mẽ của đấng trượng phu, Bạch mã hoàng tửlà loài cây đại điện và hội tụ đủ các yếu tố.
Bạch mã hoàng tử - loài cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Á, với tập tính sống và điều kiện thích nghi với môi trường ưa bóng chịu được các điều kiện môi trường nội thất, sống tốt cả khi trồng bằng đất và trồng thủy sinh.
Cây bạch mã hoàng tử .
Bạch mã hoàng tử là loại cây được sử dụng chủ yếu bởi màu sắc đẹp của lá, lá phát triển chậm, ít rụng. Lá cây hình thuôn dài, mép lá nguyên, gân lá có màu trắng cùng với cuống lá, lá mềm mọng nước, thân cây thường có hình đốt khi lá rụng để lại các đoạn thân nhỏ nối liền ở cổ rễ và cuống lá.
Cây bạch mã hoàng tử.
Bạch mã hoàng tử khi trồng trong nhà hoặc văn phòng với điều kiện ánh sáng thích hợp, cùng với cách chăm sóc hợp lý, lá sẽ sinh sôi nảy mở nhanh, lá bóng mượt có vân và đốm trắng, mép lá dày, với những cây được trồng thủy sinh thì lá còn phát triển tốt hơn do được cung cấp đủ nước, rễ mọc dài trắng muốt và đặc biệt khi trồng trong nước thì cây rất lâu thay lá.
Tán Lá bạch mã hoàng tử tươi tốt.
Bạch mã hoàng tử - Thích hợp đặt ở nhưng nơi sang trọng, văn phòng, bàn ăn , bàn làm việc, nhà bếp. Do đặc điểm lá đẹp, nó còn được dụng để trang trí, trưng bày nhà hàng, quán ăn, quán café,... Bạch mã hoàng tử là cây nội thất đẹp và được nhiều người ưa dùng.
Hình ảnh cây Bạch Mã của TAG tại văn phòng tập đoàn FPT quận 3
Bạch mã hoàng tử - loại cây thích nghi được với nhiều môi trường bóng râm nhiệt đới, tính ôn hòa. Có thể sống được trong nước hay trong đất đều phát triển tốt. Bạch mã hoàng tử đại diện cho khí phách của người đàn ông, với ý muốn chấp cánh cho công việc xuôi buồn thuận gió trong làm ăn, sự thăng tiến và phong độ. Theo phong thủy cây này hợp với những ai mangmạng thủy và mạng mộc. Những người sử dụng cây này vừa thể hiện được đẳng cấp vừa gặp được nhiều may mắn.
Cây Bạch Mã trong chậu gốm phong thủy
Bạch mã hoàng tử rất dễ chăm sóc, điều kiện chăm sóc nhẹ nhàng và dễ thực hiện.
Ánh sáng: Mặc dù là cây ưa bóng, tuy nhiên vẫn phải đưa cây ra ánh sáng mặt trời để cây hấp thụ đủ nắng. Nên đặt chậu Bạch mã hoàng tử trong bóng râm, cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 90 phút để cây quang hợp tốt, mỗi tuần nên thực hiện một lần. Thích hợp ở nhiệt độ phòng bình thường, từ 18 đến 24 °C.
Tưới nước: Nên tưới nước thường xuyên cho chậu cây để bàn nhất là cây trồng trong đất. Trong điều kiện nội thất có sử dụng điều hòa thì không nên tưới lên lá nhiều để tránh việc cây bị phỏng lạnh gây héo lá. Trong trường hợp trồng thủy sinh nên trồng cây bổ sung thêm lượng nước hao hụt mà cây hấp thụ, tránh làm khô rễ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây.
Đất trồng và dinh dưỡng: Nên chọn đất trồng tơi xốp và giàu dinh dưỡng tốt nhất thì sử dụng các sản phẩm phân hữu cơ để trồng chung. Do điều kiện trông trong chậu vì vậy nên cứ mỗi 90 ngày bạn nên thay giá thể trồng một lần, đối với trồng thủy sinh thì thay nước và bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng cho cây như HydroUmate V, Bio-Life,...
Thời gian sống trong nội thất: Cây sống rất bền trong nội thất.
Cây bạch mã hoàng tử nội thất để bàn
Bạch mã hoàng tử là cây thân thảo, lá mềm, mặt lá bóng ít bám nên ít bị bệnh, chủ yếu là bệnh do nấm, để phòng trừ bệnh nên chọn nước tưới và giá thể trồng sạch, hạn chế các tác động làm trầy xước lá và thân để tránh xâm nhiễm.
Cũng do đặc điểm thân thảo mà cây thường bị sâu xanh ăn lá gây hại, đây là tối tượng chủ yếu. Phòng trừ bằng cách cắt tỉa bớt lá già, lá ủ nhưng nhìn chung thì khắc phục sâu rất đơn giản.
7. NHÂN GIỐNG CÂY BẠCH MÃ HOÀNG TỬ:
Cách đơn giản để nhân giống là bạn thực giâm cành từ thân cây mẹ.
Gửi bình luận của bạn