Cá râu anh đào hay còn gọi là cá hồng đào, cá huyết hồng đào thích hợp cho người mới tập nuôi cá cảnh, cá hồng đào thích hợp nuôi trong bể thủy sinh, tuy nhiên bản tính chúng khá nhút nhát
Ngày đăng: 28-12-2017
9,637 lượt xem
Giới thiệu thông tin về cá râu anh đào, cá hồng đào
- Tên khoa học: Puntius titteya Deraniyagala, 1929
- Chi tiết phân lân loại:
Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
Họ: Cyprinidae (họ cá chép)
Tên đồng danh: Barbus titteya (Deraniyagala, 1929);Capoeta titteya (Deraniyagala, 1929) Tên viết bằng tiếng Việt khác: Cá Anh đào; Cá Hồng đào Nguồn gốc: Cá nhập nội sau năm 2000
- Tên tiếng Anh: Cherry barb
-Tên tiếng Việt: Cá Râu anh đào
- Nguồn cá: Ngoại nhập
Đặc điểm sinh học cá râu anh đào, cá hồng đào
- Phân bố: Sri Lanka, Columbia, Mexico
- Chiều dài cá (cm): 5
- Nhiệt độ người (C): 23 - 27
- Độ cứng (dH): 5 - 19
- Độ pH: 6,0 - 7,5
- Tính ăn: Ăn tạp
- Hình thức xất hiện sản: Đẻ khoảng 200 trứng, sau 2 ngày sẽ nỡ, cá có tật ăn trứng - Tầng nước ở: Mọi tầng nước
- Sinh sản: Cá hồng đào đang bị khai thác quá mức ở Sri Lanka vì nguồn cá ngoài tự nhiên thường có màu rực rỡ hơn cá sinh sản nhân tạo. Cá dễ sinh sản, đẻ trứng dính trên giá thể là cây thủy sinh. Cần tách cá bố mẹ ra khỏi trứng, trứng nở sau 1 – 2 ngày. Phân biệt cá hồng đào trống mái: Cá trống có màu đỏ thắm khi đã trưởng thành , cá mái màu nhạt và luôn hiện rõ một vân đen từ mắt đến đuôi
Kỹ thuật nuôi cá hồng đào, cá râu anh đào
- Thể tích bể nuôi (L): 90 (L)
- Hình thức nuôi: Ghép
- Cá thích hợp nuôi trong hồ rong
- Yêu cầu ánh sáng: Vừa
- Yêu cầu lọc nước: Nhiều
- Yêu cầu sục khí: Trung bình - kỹ thuật nuôi cá râu anh đào: Chiều dài bể: 60 - 80 cm Thiết kế bể nuôi cá râu anh đào: Cá thích hợp nuôi trong bể trồng nhiều cây thủy sinh với chất đất ở đáy. Cá khá nhút nhát, thích ẩn náu dưới tán cây, thích hợp cho bể nuôi chung với các loài cá nhỏ hồ rong khác. Cá thích sống thành nhóm, ít nhất 5 – 6 cá, mặc dù đôi khi chúng cũng bơi riêng lẻ. Cách chăm sóc cá râu anh đào: Cá cảnh nhỏ dễ nuôi dành cho người mới tập chơi cá cảnh Thức ăn: Cá ăn uống tạp, từ mùn bã hữu cơ, rong, tảo...
Theo Thiên đường cá cảnh
Gửi bình luận của bạn