Làm sao nuôi cá vàng không bị chết? Câu hỏi này có lẽ được nhiều bạn yêu cá đặt ra. Các bạn có thể tham khảo thêm một vài thông tin qua bài viết dưới đây để có thể rút ra một vài kinh nghiệm cho việc nuôi cá trong thực tế của mình.
Cá vàng (carassius auratus) là loài cá nước ngọt nhỏ thường được nuôi làm cảnh trong bể cá để bàn. Cá vàng là một trong những dòng cá được thuần hóa sớm nhất và ngày nay vẫn là một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất cho cả bể cá trong nhà và hồ cá ngoài trời.
Cá vàng được thuần hóa từ loài cá giếc Phổ (Carassius gibelio), một loài cá giếc màu nâu xám sẫm bản địa của châu Á. Cá vàng được nhân giống theo màu lần đầu tiên tại Trung Quốc từ hơn 1000 năm trước. Do chọn giống, cá vàng đã phát triển thành nhiều giống khác nhau và hiện có nhiều màu sắc và hoa văn đa dạng, có hình dạng và kích thước khác nhiều do với giống cá diếc được thuần hóa ban đầu.
Cá vàng là thành viên tương đối nhỏ của họ Cá chép, họ cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Ngoài cá vàng, trong họ Cá chép còn có các thành viên nổi tiếng khác như cá tuế, cá lưới, cá chép, cá trắm đen, cá trắm cỏ và cá chép Koi v.v. Quá trình chọn giống qua nhiều thế kỷ đã tạo ra nhiều kiểu màu sắc khác nhau, một số khác xa với màu vàng của cá vàng nguyên gốc. Cá cũng có những hình dáng khác nhau và kiểu vây, đuôi, mắt khác nhau. Một số loại cá vàng ở các thái cực phải được nuôi trong bể kính trong nhà vì chúng yếu hơn các giống gần với giống tự nhiên ban đầu. Một số giống khác như cá vàng Shubunkin lại khỏe hơn và có thể sống trong hồ cá ngoài trời.
Nuôi cá cảnh hiện đang trở thành xu hướng và sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chăm sóc sao cho cá của mình khỏe mạnh và đẹp mắt. Đặc biệt đối với cá vàng, việc chăm sóc cần phải thực hiện kỹ lưỡng và chu đáo hơn rất nhiều, từ khâu cho cá ăn, thay nước trong bể đến chăm sóc khi cá bị bệnh. Dưới đây là một vài hướng dẫn cơ bản về cách nuôi cá vàng nhằm giúp cho quá trình chăm sóc cá vàng của bạn dễ dàng và hiệu quả hơn.
Cách chuẩn bị bể nuôi cá vàng
Bể mới mua về phải được đổ nước cho đầy để kiểm tra sức chịu đựng, rịn nước nếu có
Cho chuối xiêm chín đập dập thả vào hồ và ngâm nước khoảng 3 ngày để bay hết mùi keo và làm cho hồ sạch bề mặt (cách này cũng áp dụng tương tự cho hồ xi măng mới xây nhưng phải để một tuần sau đó mới xúc sạch hồ và đổ nước sạch vào, có thể dùng nước máy).
Bật máy lọc hoạt động liên tục trong 3 ngày và để đèn chiếu sáng (hồ xi măng cũng làm như vậy nhưng thời gian lọc nước có thể kéo dài hơn thì càng tốt, mục đích lọc nước là để nước trong và bay hết mùi clo) nhớ xả miếng lọc cho thật sạch.
Thả cá vào hồ đúng cách
Không chỉ riêng đối với cá vàng mà với tất cả các loại cá cảnh khác, trong điều kiện thay đổi môi trường sống một cách đột ngột (từ chỗ bán cá về nhà, từ nơi này sang nơi khác) đều làm cho cá bị sốc dẫn đến cá không được khoẻ và dễ chết.
Thả cá đúng cách là một trong những công đoạn quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hoặc quan tâm đến vấn đề này. Dưới đây là một cách thả cá đơn giản mà ai cũng có thể làm được:
-
Bước 1: Ngâm cả bịch cá còn cột dây thun vào hồ. Mục đích giúp nhiệt độ nước trong hồ và trong bịch cá cân bằng nhau, mặc khác giúp cá quen với khung cảnh trong hồ.
-
Bước 2: Mở bịch ra và múc một ít nước từ trong hồ cho vào bịch. Tiếp tục cho thêm nước vào bịch (mỗi lần cách nhau 5 phút). Mục đích là để cá quen dần với nguồn nước mới.
-
Bước 3: Từ từ nghiêng bịch để cá tự động bơi ra. Không nên trút bịch cá quá nhanh.
Gửi bình luận của bạn