Cá dĩa (hay cá đĩa) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất vì giá cả hợp lý, phù hợp với mọi đối tượng. Cá dĩa tuy rẻ mà đẹp, tuy nhiên kỹ thuật nuôi được đánh là phức tạp hơn so với đa số các giống cá cảnh khác. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu các đặc điểm và cách nuôi cá dĩa chi tiết.
Ngày đăng: 10-01-2018
11,524 lượt xem
Cá dĩa là loài cá kiểng ở vùng nhiệt đới có nguồn gốc ở Nam Mỹ, sống ở dòng sông Amazon, du nhập vào nước ta khoảng nửa thế kỷ nay. Cá dĩa trưởng thành có hình dạng tròn, mang và miệng nhỏ, có màu sắc rất sặc sỡ, khiến người xem khó mà rời mắt.
Cá dĩa có rất nhiều giống khác nhau, được phân loại dựa theo màu sắc và hoa văn trên cơ thể. Những chú cá dĩa có hoa văn như những chùm bông màu xanh người ta gọi là cá bông xanh, cá có màu đỏ tươi gọi là cá đỏ, hoặc những chú có hoa văn như con beo gọi là cá da beo, những con có mắt đỏ được gọi là cá albino…
Tốc độ sinh trưởng của cá dĩa khá chậm, khi gần được 1 năm tuổi (7 – 9 tháng) chúng mới đạt được cân nặng và tính dục của giai đoạn trưởng thành (chiều dài cơ thể lúc này là khoảng 5 – 10cm). Cá dĩa đẻ trứng sau 1 – 1,5 tuổi.
Tuy nhỏ nhắn, nhưng nuôi cá dĩa thế nào cho đúng không phải ai cũng biết. Nó là loài cá cảnh nước ngọt có yêu cầu khá khắt khe nhất về môi trường bên trong và ngoài bể nuôi.
Những người đã và đang có ý định nuôi cá dĩa nên chú ý những vấn đề sau:
Bể nuôi cá dĩa
Cá dĩa loài cá cảnh cực kỳ nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ. Do đó, cần đặt bể nuôi ở nơi yên tĩnh, tránh quá nhiều ánh sáng.
Khi mua bể về đừng cho cá vào ngay, 1 tuần trước đó phải xử lý bể nuôi: ngâm với nước sạch từ 2 – 4 ngày, phơi bể cho thật khô khoảng 3 – 4 ngày. Khi nào đảm bảo chúng thật khô và sạch thì mới bắt đầu đổ nước và thả cả. Nên gắn thêm bình sục khí vào bể để tăng oxy cho cá.
Cần phải chuẩn bị dụng cụ hoặc thiết bị chuyên dụng để lọc nước (có thể dùng cát, sỏi, than hoạt tính …), sao cho nước trong bể nuôi phải đạt chỉ tiêu độ trong từ 1,5 – 4,5m. Độ mặn trong nước không được cao: 10 – 50 ms.
Mỗi ngày cho ăn khoảng 2 – 4 lần, không nên cho ăn vào giờ chiều và tối. Đừng cho chúng ăn quá no, thừa thức ăn vì vừa không tốt cho tiêu hóa vừa ảnh hưởng để chất lượng môi trường nước. Lượng thức ăn bao nhiều thì chủ nuôi tự điều chỉnh sau khi giám sát cho chúng ăn vài lần.
Lưu ý: Nên thay nước cho cá thường xuyên, nên thay mỗi ngày nếu cá từ 0 – 3 tháng (không thay hết nước, giữ lại khoảng ¼ thể tích bể). Đối với cá trưởng thành thì thay mỗi ngày nên thay từ 1 – 2 lần (mực nước giữ lại có thể là từ ¼ – ¾). Nếu số lượng nuôi ít có thể số lần thay ít hơn chừng nửa tháng thay 1 lần.
Gửi bình luận của bạn