Vệ sinh bể cá cảnh thường xuyên sẽ giúp loại bỏ mùi tanh và các chất cặn bã bên trong hồ. Ngoài ra nó sẽ tạo môi trường sống ổn định cho các loài cá, đồng thời làm bể cá trở nên đẹp lung linh như lúc mới mua. Sau đây chúng tôi xin chỉ ra một số mẹo vệ sinh bể cá đúng cách nhất.
1. Thực hiện lau chùi kính, vệ sinh đáy
Giữ cho kính của bể cá sạch sẽ là việc làm đầu tiên để đảm bảo một môi trường trong lành cho cá.
Cách tốt nhất là sắm một bộ dụng cụ vệ sinh và sử dụng nó để làm sạch bề mặt kính bên trong bể trước mỗi lần thay nước. Bao nhiêu chất bẩn sẽ theo nước bể ra ngoài.
Bể kính cần được giữ sạch sẽ cả trong lẫn ngoài để đảm bảo môi trường sống sạch sẽ cho cá cũng như làm đẹp cho ngôi nhà.
Khi tiến hành lau chùi, bạn không nên lấy mọi thứ trong hồ nuôi ra. Mỗi mặt hồ đều là nơi phát triển của các loài vi khuẩn hữu ích đóng vai trò là bộ lọc sinh học. Việc lấy ra và làm sạch những món đồ trang trí trong hồ sẽ góp phần gây ra các va chạm hoặc thậm chí là diệt những loài vi khuẩn này, từ đó làm giảm chất lượng lọc nước.
Công việc không phải ai cũng thích làm, nếu có dụng cụ thích hợp thì tiết kiệm thời gian và đỡ mệt. Một số dụng cụ thường được dùng:
– Cây cạo kính hoặc nam châm lau kính: lưỡi cạo bằng thép không rỉ, cạo kính hồ rất nhanh và sạch, cũng có thể dùng Card nhựa-thẻ gọi điện thoại chẳng hạn-cũng sạch không kém. Nam châm lau kính giúp bạn lau kính dễ dàng mà không cần đưa tay vào trong nước hồ.
– Ống hút nền: cấu tạo đơn giản, ai củng có thể làm được, dùng hút cặn bẩn nền hồ đồng thời kết hợp với thay nước. Khi dọn nền, chỉ có cặn bẩn bị hút lên khi chúng ta sục, sỏi nền vì có trọng lượng riêng nặng hơn nên không bị hút lên theo. Khi hút nước lên, phần ống lớn chứa nhiều nước rất nặng, không bị bật ra và không cần giữ. Khi xả nước trở lại vào hồ nước tỏa đều, không làm nền thay đổi cấu trúc hoặc bật cây lên.
2. Vệ sinh nước bể, cách thay nước
Bạn cần vệ sinh nước bể một lần mỗi tuần. Những gì bạn đang thực sự làm là thay một phần nước trong bể, khoảng 10 – 20%. Chỉ một lượng nước nhỏ thế này được thay mới thôi cũng khiến cho bể cá trông đẹp mắt hơn và sạch sẽ trở lại. Trong khi đó, lượng vi khuẩn có ích cần thiết cho cá vẫn được giữ trong bể.
Sau khi thay nước, sử dụng vòi hút hoặc máy hút chân không để làm sạch sỏi và các phụ kiện trang trí trong bể. Đổ đầy nước trở lại. Lưu ý, nếu dùng nước máy, các bạn cần xả nước ra chậu để bay hết clo rồi mới đổ vào bể cá.
Dành thời gian thay nước hàng tuần.
Bạn chỉ nên rút 10-15% lượng nước trong hồ nuôi và sau đó thay bằng lượng nước mới (nước đã được lắng cặn và khử Clo). Đối với các chậu nuôi nhỏ hơn thì lượng nước thay phải lớn hơn (> 10-15%) và việc này đòi hỏi phải thường xuyên. Khi thay nước, bạn cần sử dụng một ống nhựa để hút những cặn bã đóng lại trong các viên sỏi và vật trang trí. Nếu bộ lọc nước của bạn được đặt dưới những viên sỏi thì việc súc rửa sỏi là vô cùng quan trọng vì điều này sẽ giúp ngăn chặn chất bã và các chất hữu cơ phân hủy làm nghẹt khe hở giữa các viên sỏi và cản dòng chảy của nước. Tóm lại, nếu hút 10-15% lượng nước trong hồ thì bạn có thể làm sạch 25-33% các viên sỏi.
3. Kiểm soát tảo xanh
Một điều bạn sẽ nhận ra khá nhanh chóng sau khi bạn mua và nuôi bể cá là tảo xanh nhầy nhụa bắt đầu hình thành rất nhiều trên thành bể. Để kiểm soát tảo, điều quan trọng là phải vệ sinh đúng cách.
Nếu tảo đóng trên mặt hồ hoặc vật trang trí thì bạn nên dùng một loại dụng cụ để cào lớp tảo này đi và chà sát bề mặt hồ nuôi trước khi tiến hành thay nước. Hiện nay, các loại dụng cụ chăm sóc hồ nuôi đều được bày bán tại các cửa hàng cá cảnh. Bên cạnh đó, để hồ nuôi sạch hơn, bạn có thể thả vào hồ loài cá lau kiếng. Thức ăn của chúng là tảo và các chất bẩn bám trên mặt hồ. Tuy nhiên, có một vài loại cá cảnh đặc biệt thích tảo, ví dụ như giống cá Plecostomus (còn được biết đến là cá tỳ bà, cá lau kính, cá dọn bể).
Xét về “ngoại hình” thì Plecostomus sẽ không bao giờ chiến thắng được cuộc thi sắc đẹp nào, nhưng giống cá bé nhỏ này lại rất thích ăn tảo. Không chỉ có vậy, nó còn ăn tạp, bất cứ thứ gì có trong bể, bao gồm cả cá chết. Bạn có thể nuôi cá Plecostomus như một giải pháp kiểm soát tảo, giữ cho bể được sạch sẽ.
Nuôi một đôi cá Plecostomus có thể kiểm soát sự phát triển của tảo vì loại cá này rất thích ăn tảo.Tuy nhiên, nuôi cá lau kiếng không đồng nghĩa là bạn có thể bỏ qua việc lau rửa hồ. Trên thực tế, cũng như các loài sinh vật khác, việc nuôi cá lau kiếng hoặc các loài ăn tảo sẽ góp phần làm gia tăng sức chứa hồ nuôi. Vì thế, yêu cầu chăm sóc và bảo quản hồ nuôi càng tăng lên.
Dù bạn có nuôi loài cá lau kiếng thì việc thay 10-15% lượng nước trong hồ mỗi tuần là vô cùng quan trọng nhằm kéo dài tuổi thọ hồ nuôi. Một khi bạn đã quen với điều này thì công việc sẽ trở nên dễ dàng.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng đèn UV để diệt tảo trong hồ cá.
4. Vệ sinh bộ lọc
Nếu bộ lọc nước trong hồ cần được làm mới, bạn không nên thay đổi tất cả các thiết bị bên trong bộ lọc ngay (tấm hút nước, ống thông,…) vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các loài vi khuẩn có lợi, từ đó khiến hồ nuôi của bạn phải trở lại giai đoạn đầu để tạo ra lớp vi khuẩn mới. Hãy rửa sạch các thiết bị lọc mới bằng nước máy ở nhiệt độ bình thường trước khi lắp chúng vào hệ thống (trong trường hợp tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị lọc cho phép).
Tùy thuộc vào kích thước của bể cá, bạn có thể có một hoặc nhiều bộ lọc để giữ cho cá khỏe mạnh. Vệ sinh bộ lọc là một bước quan trọng của việc bảo trì. Làm theo những hướng dẫn đi kèm với từng loại bộ lọc, sẽ có lúc bạn cần phải thay thế một số bộ phận.
Nên nhớ rằng những bộ phận này được bao phủ bởi các loại tảo và vi khuẩn có lợi, là một phần của sự cần bằng cần có để cá sống khỏe mạnh. Thay thế tất cả các bộ phần cũng một lúc có thể làm mất cân bằng cho môi trường sống của cá. Vì thế, chỉ nên thay từng thứ một để cá dễ thích nghi.
5. Quy cách bơm nước vào hồ cá
Sau khi hút khoảng 10-15% lượng nước trong hồ, bạn cần thay bằng lượng nước mới tương đương. Để làm điều này, cách đơn giản nhất là sử dụng một ống nhựa bơm nước từ một cái xô vào hồ nuôi. Việc này sẽ giúp bạn tránh làm đổ nước cũng như làm bẩn sỏi và các vật trang trí. Đặc biệt lưu ý, loại xô bạn sử dụng phải không chứa chất tẩy hoặc các loại hóa chất được dùng trong gia đình (tốt hơn là bạn nên dùng loại xô dành riêng cho việc thay nước hồ cá).
Nước bơm vào hồ nên ở nhiệt độ xấp xỉ nước trong hồ mà bạn vừa hút ra (khi sờ vào nước, người bình thường có thể nhận ra sự chênh lệch về nhiệt độ trong khoảng ½ độ F, vì vậy hãy sờ vào nước để so sánh nhiệt độ nước trong xô và trong hồ). Đừng quên dùng thuốc tẩy để khử Clo trong nước trước khi bơm nước vào hồ. Khi bơm nước, hãy đặt xô ở nơi cao hơn mặt trên của hồ và chỉ trong khoảng 2 phút để hồ cá của bạn đầy lại. Cần canh chừng vòi bơm để tránh trường hợp bơm nước ra ngòai hoặc nước tràn khỏi hồ khi đầy. Nhớ giữ một khoảng cách giữa mặt nước và miệng hồ vì thỉnh thoảng cá cần ngoi lên mặt nước để hít khí oxy.
6. Vệ sinh sỏi
Lớp sỏi dưới đáy bể cá chính là cái kho lưu trữ tất cả những thứ gì quá nặng để có thể nổi trong nước, đó chính là thức ăn thừa và chất thải của cá. Nếu bạn có một bể cá rộng, bạn sẽ muốn mua một chiếc máy hút được chế tạo dành riêng cho việc vệ sinh bể cá. Nó sẽ hút sạch những chất bẩn đang lẩn khuất giữa những viên sỏi mà không hút sỏi lên.
Nếu bạn có một bể cá nhỏ và không muốn sử dụng máy hút thì bạn sẽ làm sạch sỏi vào những lần thay toàn bộ nước trong bể. Lúc này, việc vệ sinh trở nên thật đơn giản. Chỉ cần lấy hết sỏi ra và xả liên tục dưới vòi nước cho đến khi chúng khá sạch sẽ. Bạn không cần cố gắng kỳ cọ tất cả các viên sỏi bóng bẩy như mới, bởi vì, cá cần có một lượng vi khuẩn có ích nhất định.
Vệ sinh sỏi là rất cần thiết vì chúng lưu trữ rất nhiều thức ăn thừa và chất thải của cá, làm bẩn môi trường nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá.
Gửi bình luận của bạn