Nhìn một bể cá nước mặn đẹp với những chú hề ngộ nghĩnh, bất cứ ai cũng phải mủi lòng. Có thể nói chơi cá nước mặn là một thú chơi rất rất kén người chơi. Nhìn thì ai cũng thích chơi nhưng do nhiều yếu tố khách quan mà không phải ai cũng chơi được. Vấn đề không phải là tiền bạc mà là kỹ thuật nuôi cá. Cách thức nuôi cá nước mặn để làm sao hiệu quả, bể đẹp, cá khoẻ thì không phải ai cũng nắm vững.
Ngày đăng: 08-04-2018
6,272 lượt xem
Dưới đây là một số thông tin mà haituonglong sưu tầm được, mời pà kon và các bạn tham khảo.
I.Nước nuôi cá biển:
Nhiều người rất thích nuôi cá nước mặn, nhưng vấn đề về nước lại gây trở ngại đối với những người nuôi cá. Đây cũng là lý do khiến họ từ bỏ ý định tốt đẹp này.
Như các bạn đã biết cá biển phải sống bằng nước biển, tuy nhiên, vẫn có thể thay thế nước biển tự nhiên bằng nước biển nhân tạo. Ở đây sẽ đề cập 2 vấn đề này
1.Nước biển tự nhiên
Nước biển và nước mặn hoàn toàn khác nhau. Cá biển không thể sống trong nước ngọt và ngược lại, cá nước ngọt không thể sống trong nước mặn. Vì thế nuôi cá nước mặn trước tiên phải hiểu rõ đặc tính của nước biển.
*Nhiệt độ nước.
Cá nước mặn yêu cầu nhiệt độ cao hơn cá nước ngọt. Nhiệt độ thường trong khoảng 27-28 độ C. Cá nước mặn cũng rất nhạy cảm với việc thay đổi nhiệt độ nước. Vì thế người nuôi cần giữ nhiệt độ ổn định và không được quá chênh lệch trên 2 độ C. Vì thế, ổn định nhiệt độ nước là tiền đề để nuôi thành công cá nước mặn.
*Độ PH:
Tính kiềm của nước biển tương đối cao, độ Ph thường nằm trong khoảng 8-8,5. Cá nước mặn lại rất thích hợp với điều kiện này. Khi nước trong bể có độ PH giảm xuống dưới 8, là lúc năng lực của nước biển đang giảm, các bạn cần nhanh chóng bổ sung CO2 trong nước.
*Độ cứng:
Độ cứng của nước biển thường trong khoảng 7 – 9 độ dH. Các bạn phải thường xuyên ổn định độ cứng này. Nếu trường hợp độ dH giảm, cần bổ sung thêm CO2 và nguyên tử canxi.
Đây là mô hình tạo nguyên tử canxi, bác nào khéo tay có thể tự làm.
2.Nước biển nhân tạo
Nước biển thiên nhiên có thành phần hoá học tương đối phức tạp, chủ yếu là Natri Cloride, Kali Cloride, Magie Sunphat, Sắt… Nếu ta trộn những thành phần đó vào sẽ tạo thành một loại nước biển để sử dụng nuôi cá cảnh. Lúc sử dụng nuôi cá, ta hoà một lượng muối biển nhân tạo vào nước ngọt theo tỷ lệ thích hợp sẽ được một lượng nước biển có thành phần hoá học gần giống tự nhiên.
Hiện nay, muối nước biển nhân tạo được sản xuất tại Trung Quốc, bán nhiều tại Hàng Đậu và phố Nguyễn Thông, Q.3, thành phố Hồ Chí Minh. Trong thành phần nước biển nhân tạo có NaCl, MgSO4, KCl trộn theo tỷ lệ 3:2:1.
Cá cảnh nước mặn nuôi trong nước nhân tạo được pha chế thích hợp, tính thích ứng càng mạnh, tỷ lệ sống rất cao.
Đây là Bảng Công thức pha chế nước biển nhân tạo (để có độ mặn thích hợp nhất: 33,4 phần nghìn)
Công thức hoá học
NaCl: 26,7
MgCl2: 2,26
MgSO4: 3,248
CaCl2: 1,153
NaHCO3: 0,0198
KCL: 0,712
NaBr: 0,058
H3BO3: 0,058
Na2SlO3: 0,0624
Na2Sl4O9: 0.0015
H3PO4: 0,002
Al2Cl6: 0,013
NH3: 0,002
LiNO3: 0,0013
II Cách thức pha chế nước biển nhân tạo
Nguồn nước ngọt để pha với nước biển nhân tạo phải là nước máy, phơi nắng 1 tuần. Cứ 1 khối nước ngọt, ta pha với 3,4 kg muối nước biển nhân tạo. Sau khi hoà tan, ta mở các thiết bị lọc và sục khí. Nước biển vừa hoà chế có màu rất đục, sau 48 tiếng mới trong hoàn toàn. Sau khi pha nước phải đợi 1 tháng mới tiến hành nuôi cá. Số lượng cá phải thả từ ít đến nhiều.
Gửi bình luận của bạn