Cá 3 đuôi tuy là loại cá cảnh phổ biến, không đòi hỏi điều kiện môi trường bể nuôi quá khắt khe, nhưng mức độ oxy trong nước cần cho loại cá này vẫn khiến nhiều người mới chơi cá “đau đầu”. Cùng đi tìm giải pháp đơn giản và phù hợp về lượng oxy cho cá 3 đuôi của bạn ngay sau đây.
Ngày đăng: 06-06-2018
39,283 lượt xem
Có thể bạn quan tâm :
>> Hướng dẫn nuôi cá cảnh không chết
>> Các bệnh thường gặp ở cá la hán
>> Sau bao lâu thì mới nên cho cá ăn ?
Cá 3 đuôi, hay còn gọi là cá vàng 3 đuôi, là loài cá cảnh nước ngọt thuộc họ cá Chép. Loại cá này dễ thích nghi với điều kiện sống trong bể nuôi từ kích cỡ nhỏ đến to, hòn non bộ, bể cạn, bể kính… Khác với nhiều loại cá cảnh đòi hỏi phải có môi trường nước sạch hoàn toàn, cá 3 đuôi “dễ tính” hơn khi chúng có thể sống trong môi trường với độ mặn khoảng 10% và chứa rất ít dưỡng khí. Tuy nhiên nếu điều kiện sống này kéo dài, loại cá này sẽ không thể phát triển và dễ bị chết.
Đi cùng với hàm lượng oxi đạt chuẩn, nước trong bể nuôi của cá 3 đuôi không được chứa các hóa chất tẩy rửa hoặc chứa các kim loại nặng như chì (Pb), lưu huỳnh (S) thường thấy khi sử dụng nước giếng khoan không lọc.
Các chất này sẽ khiến cá bị “đầu độc”, bỏ ăn và khả năng cao bị “bơi ngửa” khi trời sáng.
Cách tốt nhất để có nguồn nước sạch nuôi cá 3 đuôi chính là sử dụng máy lọc nước, máy đo hàm lượng các vi khoáng trong nước để bổ sung hoặc loại bỏ các chất có hại trước khi thả cá vào bể. Nếu không có máy lọc nước và bắt buộc phải sử dụng nước máy, bạn cần để thoáng nước qua đêm cho chất Flo tẩy bay hơi, không ảnh hưởng đến cá 3 đuôi.
Sau khi đảm bảo về nguồn nước sạch cho bể cá 3 đuôi, bạn cần kiểm tra nồng độ oxi trong nước bằng máy đo.
Trong trường hợp hạn chế không có máy đo, bạn có thể thử bằng cách thả cọng rong xanh hoặc cá bảy màu vào bể nước, sau 3 ngày nếu rong vẫn xanh và cá vẫn sống bình thường, thì nguồn nước của bạn dùng được cho cá 3 đuôi.
Ngược lại, bạn cần tăng cường máy sục oxi cho bể cá nhà mình.
Nếu đã và đang nuôi cá 3 đuôi nhưng cá của bạn có nhiều biểu hiện thiếu oxi như hay ngoi lên mặt nước đớp khí, màu sắc cá nhợt nhạt, cá ít ăn và có xu hướng bơi đụng vào thành bể thì bạn cần thay ngay nước bể và kiểm tra lại các chỉ số trên.
Tuy dễ sinh, dễ lớn và dễ sinh sản, nhưng hàm lượng oxi trong môi trường nước không đủ sẽ khiến cá 3 đuôi chậm lớn, lờ đờ, mệt mỏi và thời gian sống ngắn. Chủ nuôi cần quan sát thường xuyên, phát hiện và xử lý nhanh khi cá 3 đuôi bị thiếu dưỡng khí.
Gửi bình luận của bạn