Tự làm bình co2 cho bể cá thủy sinh là việc chắc nhiều bạn đã thử, tuy nhiên đâu là cách tối ưu nhất, đơn giản nhất mà hiệu quả lại cao. Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời. Co2 là một thành phần không thể thiếu để thúc đẩy quá trình quang hợp của cây thủy sinh, nhờ đó cây sẽ căng mướt, xanh khỏe, dinh dưỡng trong hồ thủy sinh sẽ cân bằng, không phát sinh rêu có hại, gây ảnh hưởng đến bể cá thủy sinh.
Ngày đăng: 01-01-2018
21,066 lượt xem
CO2 giúp cho cây thủy sinh trong bể cá cảnh phát triển mạnh và và có màu sắc đẹp hơn. Nhờ đó, Co2 là thiết bị không thể thiếu trong bể thủy sinh. Không chỉ hòa tan CO2 trong nước, khi thiết lập bình CO2, bạn sẽ nhận thấy những thay đổi bất ngờ từ bể cá cảnh.
Cây muốn phát triển tốt cần có lượng ánh sáng phù hợp và có đủ khí Co2 để quang hợp. Tuy nhiên, các cây thủy sinh trong bể cá cảnh thường “thiệt thòi” hơn vì chúng không được nhận nhiều Co2. Điều này làm sự phát triển của cây bị ngưng lại, thậm chí có những cây không thể sống tiếp được. Do đó, có một bình Co2 trong bể cá cảnh sẽ là sự hỗ trợ tuyệt vời để có một bể cá đẹp.
Để có được một bình CO2 cho bể cá cảnh, bạn không cần phải mất nhiều thời gian hay công sức để tìm mua một bình CO2 thích hợp. Với các nguyên liệu sau, rất đơn giản để bạn có thể tự chế được chiếc bình CO2 nhỏ xinh mà công dụng lại rất tuyệt vời này.
Các nguyên liệu để làm bình Co2 đều rất dễ tìm kiếm
Bạn chỉ cần 1 chai nước ngọt hơn 1lit. Nên chọn những vỏ chai cứng, có nắp chặt thì hiệu quả mà bạn nhận được sẽ cao hơn. Sau đó bạn cần thêm 1 chút đường, viên men làm rượu và 1 ít bột mì. Đây đều là các nguyên liệu dễ kiếm vì thế, có một bình CO2 tự chế cho bể cá cảnh là một điều rất đơn giản phải không.
Bạn trộn hỗn hợp men rượu, bột mì, đường với nước theo tỉ lệ 1 – 1. Bạn nên lưu ý, viên men làm rượu cần được giã nát để các phản ứng hóa học diễn ra nhanh hơn. Đổ hỗn hợp này vào chai và cho thêm nước vào. Bạn chỉ nên đổ mực nước tối đa đến 2/3 chai thôi nhé, phần khoảng trống còn sẽ tạo điều kiện để khí CO2 được sinh ra. Bạn chỉ cần nắp chặt chai và lắc đều để hỗn hợp được trộn lẫn vào nhau. Chỉ sau 1-2 ngày khí co2 sẽ sinh ra rất nhiều, chai bị căng cứng, lúc này ta có thể sử dụng để trồng cây thoải mái.
Bạn có thể tận dụng ống truyền dung dịch trong y tế để làm van chỉnh và đếm giọt. Đây sẽ là một sáng kiến tuyệt vời và rất thông minh đấy. Bạn hãy thử xem sao nhé.
Khi bình hết khí CO2, bạn chỉ cần thực hiện lại các thao tác trên 1 lần nữa. Nhưng hãy chừa 1 ít nước và cặn còn lại trong bình để thúc đẩy quá trình phản ứng hóa học diễn ra nhanh hơn nhé. Khí CO2 thúc đẩy quá trình quang hợp của cây và sẽ nhả bọt trên lá tạo vẻ đẹp cho bể cá thủy sinh.
Tuy nhiên bình CO2 tự chế có một khuyết điểm đó là lúc đầu khí ra rất mạnh, áp suất trong bình rất cao là do phản ứng hóa học mãnh liệt của các nguyên liệu nhưng khi nguyên liêu hết dần, khí sẽ ít sinh ra và áp suất giảm dẫn đến việc điều chỉnh lượng khí vào hồ sẽ tốn nhiều thời gian và mất công hơn. Do đó đây cũng là điều mà bạn không thể bỏ qua khi sử dụng bình CO2 tự chế nhé.
Gửi bình luận của bạn