Chăm sóc các cây thủy sinh trong bể cá cảnh mini thực sự là một công việc vô cùng quan trọng giúp cho bể cá cảnh của bạn luôn được tươi mới, sạch đẹp, tạo môi trường thuận lợi phát triển cho cá.
Các yếu tố cố định trong bể cá có thể kể đến như canxi và sắt, không thay đổi được. Còn những yếu tố có thể thay đổi, bổ sung qua các loại phân bón như Magnesium, Nitơ, Phốt pho, Kali.
Bể thủy sinh
Những dấu hiệu cho thấy cây thủy sinh đang bị “đói”, không đủ dinh dưỡng bạn nên biết
- Lá chuyển sang màu vàng hoặc đỏ: do thiếu nitơ hoặc Photphat nếu lá rụng nhiều;
- Lá có màu đen hoặc nâu, cây chết dần: do thừa photphat;
- Các lá già có đốm vàng, còn các lá non màu hơi vàng chanh ở các đốm: do thiếu Kali;
- Lá non có màu vàng chanh, bị biến dạng: do thiếu Canxi;
- Lá già có các đốm vàng, gân màu xanh lá cây: do thiếu Magiê;
- Lá non chuyển dần sang vàng: do thiếu Lưu huỳnh;
- Lá bắt đầu vàng sau đó trong suốt: do thiếu sắt;
- Gân lá có các đốm vàng: do thiếu kẽm;
- Lá chậm lớn, xuất hiện nhiều màu trắng (Calcium): do thiếu CO 2 , ngoài ra thừa CO 2 khi cá luôn nổi trên bề mặt nước, khó thở;
- Cá bơi chậm chạp, cây chậm lớn: do thiếu oxy;
- Cây yếu, rễ đen: do chất nền ở đáy bể cá mini;
- Cây ngừng phát triển hoặc chết đi, cá bơi chậm, không năng động: do nhiệt độ trong nước quá cao.
Các bạn nên cân nhắc để bổ sung các chất khoáng cho thật hợp lý nhé, chúc các chú cá cảnh và các cây thủy sinh của bạn luôn khỏe mạnh, sinh trưởng tốt cùng nhiều may mắn đến với gia chủ nhé!
Gửi bình luận của bạn