Cây Lan quân tử là loài hoa chịu được thời tiết khắc nghiệt bởi sức sống vô cùng mạnh mẽ. Đây cũng chính là một trong những yếu tố thuận lợi trong khâu kỹ thuật trồng cây hoa Lan quân tử.
Ngày đăng: 20-08-2017
3,813 lượt xem
Cây Lan quân tử còn được biết đến với một số tên gọi: Lan huệ cam, huệ đỏ, đại quân tử. Tên khoa học: Clivia nobilis l thuộc họ Thạch toán – Amaryllidaceae, xuất xứ từ Nam Phi. Lan quân tử thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, chiều cao khoảng 0,3-0,9m. Thân cây kết hợp với lá thành thể thống nhất. Bộ rễ khỏe mạnh lan rộng, ăn sâu.
Hoa Lan quân tử được coi là loài hoa sang trọng, vương giả đem đến sự danh giá, phú quý cho chủ nhân. Thêm vào đó Lan quân tử rất lâu tàn, thời gian chơi hoa kéo dài đến cả tháng thể hiện phú quý lâu bền. Nếu có được một chậu Lan quân tử trong nhà, lại do chính tay mình trồng thì lại càng có ý nghĩa hơn. Vậy kỹ thuật trồng cây hoa Lan quân tử ra sao? Dưới đây là các bước hướng dẫn kỹ thuật trồng cực đơn giản.
Điều kiện nhiệt độ và đất trồng
Cây Lan quân tử có vẻ bề ngoài rất mạnh mẽ nhưng vẫn lãng mạn, cây rất cứng cáp, kháng chịu khắc nghiệt. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết mùa Đông nhiều sương, khí trời lạnh, nhiều loại cây bị đông cứng. Đến khi Xuân sang, cây lại hồi sinh, vươn mình đâm chồi nẩy lá, có cây còn có hoa rất đẹp.
Lan quân tử ưa bóng, không sống được ở nơi có ánh sáng mạnh hoặc trưng ra ngoài trời nắng nóng. Tuy nhiên khi trồng trong nhà lâu ngày cần để ra ngoài cho cây quang hợp, phục hồi khả năng tích lũy dinh dưỡng.
Đất trồng thích hợp nhất phải là đất chua, thoáng khí, giàu dinh dưỡng, giàu mtốt nhất cho lan quân tử là 6 mùn, trấu hun + 2 lá khô mục +1 đất cát + 1 phân hữu cơ.
Với vẻ đẹp thanh nhã của Lan quân tử cùng ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt không đòi hỏi quá cầu kỳ trong kỹ thuật trồng cây và chăm sóc khiến Lan quân tử luôn được ưu tiên số một trong trưng bày, trang trí.
Trồng hoa Lan quân tử bằng cách gieo hạt. Trước khi gieo hạt cần phải chuẩn bị chậu trồng trước, thường thì tốt nhất nên lấy lớp đất tơi xốp chứa mùn lá cây của bề mặt đất những khu rừng, sau đó trộn thêm 1/3 cát sạch là có thể dùng được. Ngâm hạt giống vào nước ấm từ 30 - 35oC, trong vòng nửa tiếng sau đó để ráo là có thể đem đi trồng. Chậu hoa sau khi gieo hạt tốt nhất là nên đặt ở nơi có nhiệt độ từ 20-25oC và độ ẩm phải duy trì mức khoảng 90%, sau 1-2 tuần hạt nảy mầm sẽ mọc rễ.
Hoặc cũng có thể áp dụng phương pháp nhân giống bằng cách tán gốc, thao tác này khá đơn giản mà tính di truyền lại tương đối ổn định, có thể giữ được đặc tính của cây mẹ. Khi ươm mầm, trước tiên sẽ nhổ cây mẹ ra khỏi chậu, giũ sạch đất, tìm ra mầm phụ có khả năng làm cây con, sau khi tách ra có thể trồng trực tiếp lên chậu, nên trồng cây trên cát sạch, sau khi trồng có thể tưới một lần đẫm nước. Đợi khoảng 2 tuần sau, khi vết thương đã lành mới trồng lên chậu đất, thường thì sau 1 - 2 tháng cây sẽ mọc rễ mới.
Cây hoa Lan quân tử ưa ẩm ướt nhưng cũng có khả năng chịu hạn tương đối cao. Vào mùa hè nóng nực không khí khô, lá cây và rễ rất dễ bị tổn thương, lá mới không có khả năng mọc, lá cũ bị khô héo, như vậy không chỉ ảnh hưởng đến việc nở hoa của cây mà thậm chí có thể khiến cây chết. Nhưng nếu tuới nước quá nhiều cũng rất dễ thối rễ. Bởi vậy cần phải duy trì đất trong chậu ẩm nhưng không nhão. Nói chung, mùa Xuân mỗi ngày cần tưới 1 lần, mùa Hè dùng vòi phun phun lên mặt lá và xung quanh, mỗi ngày phun 2 lần. Mùa Thu cách 1 ngày tưới một lần, mùa Đông mỗi tuần tưới một lần.
Bón phân
Hàng tháng bón phân điều độ để cây phát triển tốt bằng NPK 20-10-10 , hoặc phân vi sinh, phân trùn quế…Khi cây xấu yếu có thể hòa loãng phân NPK tưới vào gốc cây.
Phòng chống bệnh thường gặp
Trồng cây Lan quân tử thường gặp bệnh héo rũ gốc, mốc trắng. Để phòng tránh chúng ta chỉ cần tưới dung dịch Carbendazim 50% pha loãng với tỉ lệ 1:500 tưới vào gốc cây hoặc vùng đất xung quanh. Ngoài ra bệnh thối lá, bệnh thán thư hay vỏ cứng. Nếu gặp trường hợp này thì cần cắt bỏ phần bị thối và để ở nơi khô thoáng. Có thể dùng Streptomycin, Oxytetracyline pha loãng với tỉ lệ 1:5000 phun hoặc bôi lên nốt bệnh.
Gửi bình luận của bạn