Là loài cá cực kỳ dễ nuôi và sinh sản nhanh, cá đuôi kiếm hay còn gọi là cá kiếm, cá hồng kim là loài được nhiều người lựa chọn để nuôi trong bể cá nhà mình. Để nhận ra loài cá kiếm trong các loại cá không quá khó, nó có cơ thể dài có màu sắc là màu ô liu kết hợp thêm hoa văn sọc đỏ màu vàng hay màu nâu hai bên khá nổi bật. Nhìn toàn bộ chú cá đuôi kiếm cứ i như bảng màu ai đó đã pha rất nghệ thuật, mỗi chi tiết hoa văn nhỏ đều rất đẹp và tinh tế. Loài cá xinh đẹp này sinh sản thế nào? Cùng tìm hiểu xem nhé!
Ngày đăng: 16-05-2018
21,562 lượt xem
Loài cá này có một đặc điểm hơi lạ là con cá kiếm cái lại có kích thước lớn hơn những chú cá kiếm đực. Tuổi đời của mỗi chú cá kiếm nếu được chăm sóc tốt có thể sống tới 5 năm và có khi hơn thế. Loài này khá thích hợp đối với các bể cá có nhiều cây thủy sinh và rộng rãi một chút bởi nó hoạt động rất nhiều và liên tục.
Khi nuôi cá đuôi kiếm tốt nhất nên sử dụng nước mưa đã được để lâu, nước này tốt cho sự sống của chúng. Có thể bạn không biết điều này nhưng những chú cá đuôi kiếm thường không “đụng chạm” đến các loài khác nhưng chúng lại thường xuyên không hòa thuận giữa các con đực với nhau để dành các con cá đuôi kiếm cái. Chính vì thế mà bể cá thủy sinh của bạn nên nuôi con cá kiếm cái nhiều hơn các con đực.
Cá đuôi kiếm nuôi bao lâu thì đẻ? có lẽ đây là câu hỏi khá nhiều người đặt ra khi nuôi cá đuôi kiếm. Qúa trình sinh sản của loài cá đuôi kiếm này như sau:
Chúng đẻ tự nhiên rất nhanh và lại đẻ theo đàn, loài cá này không có thói quen nuôi con chính vì vậy sau khi đẻ xong cần tách riêng trứng ra khỏi con bố mẹ để chúng không ăn trứng và con. Cứ sau 8 đến 12 tháng là cái đuôi kiếm lại có thể phát dục và sinh sản lại bình thường. Thời gian mang thai của con cá kiếm cái là từ 24 đến 30 ngày số lượng cá con đẻ ra giao động từ 20 đến 200 con. Cá đuôi kiếm con sẽ trưởng thành sau 8 đến 12 tháng, cá con mới đẻ nhìn chung nhỏ hơn so với một số loài cá khác nhưng lại biết bơi ngay lập tức chính vì vậy mà tỷ lệ sống sót của cá kiếm con là khá cao. Mách bạn điều này nghe có vẻ hơi buồn cười nhưng bạn phải tiến hành kế hoạch hóa cho cá đuôi kiếm nếu không thì chẳng mấy chốc bể cá nhà bạn chỉ toàn là cá đuôi kiếm thôi. Hạn chế bằng cách tách con cái và con đực ra hai bể riêng biệt tránh không cho chúng giao phối.
Môi trường thuận lợi cho cá đuôi kiếm con phát triển là bể cá có nhiều rong, thảm thực vật cho chúng ẩn nấp, nên cho chúng ăn thường xuyên để đảm bảo chúng phát triển tốt.
Nhìn chung khi bắt đầu nuôi một loài cá nào thì người ta cũng thường hay quan tâm đến sự sinh sản của chúng, nuôi cá đuôi kiếm cũng vậy câu hỏi cá đuôi kiếm nuôi bao lâu thì đẻ? Là thắc mắc của khá nhiều người, tuy nhiên còn tùy vào thời gian bạn mua là lúc cá đuôi kiếm cái đã thụ thai hay chưa nếu rồi thì không lâu sau bể cá của bạn sẽ vô vàn những chú cá đuôi kiếm con bơi lượn thôi.
Chúc các bạn luôn có cho mình một bể cá như ý, cám ơn các bạn đã quan tâm tới chia sẻ trên!
Gửi bình luận của bạn