Nếu bạn là tay chơi nghiệp dư mới bước vào nghề “chơi cá”, còn non kinh nghiệm trong việc tạo dựng hồ thủy sinh của riêng mình, thì các hướng dẫn cơ bản sau sẽ giúp bạn định hình được các bước cần làm. Đơn giản và hiệu quả, cùng “tự tay làm hết” để tạo ra sản phẩm ưng ý nhất dành cho bạn.
Ngày đăng: 15-06-2018
5,423 lượt xem
Có thể bạn quan tâm :
>> Cách xử lý rêu hại cho hồ thủy sinh
>> Cách tạo bố cục cho hồ thủy sinh
Để bắt đầu làm hồ thủy sinh, bạn cần xác định được vị trí đặt hồ, sau đó chọn kích thước và chân hồ phù hợp.
Các hồ thủy sinh hầu hết là hình hộp chữ nhật, làm bằng kính cường lực. Là người mới chơi, bạn không nên chọn hồ quá lớn, vì khi đã hoàn thành, hồ thủy sinh rất nặng, khó di chuyển và không dễ thay đổi cách trang trí. Phổ biến hiện nay có kích cỡ dài x rộng x cao là 50x35x35 hoặc 60x40x40cm, nên đổi sang hồ lớn hơn khi bạn đã có nhiều kinh nghiệm tạo hồ thủy sinh.
Tiếp theo bạn cần tạo lớp nền phù hợp cho hồ. Nền giúp cố định các vật trang trí, là nơi bám rễ của các cây thủy sinh và cung cấp dinh dưỡng cho các vi sinh vật trong hồ. Hiện có 2 loại nền là nền công nghiệp và nền tự trộn, nếu bạn mới bắt đầu làm hồ thủy sinh, có thể thử làm loại thứ nhất.
Đá và gỗ lũa là vật trang trí thường dùng cho hồ thủy sinh. Gỗ lũy là khung chính để các loại cây thủy sinh, rong bám vào sinh trưởng. Bạn có thể chọn đá nhỏ hoặc đá to để tạo khối nhanh chóng. Khi đặt cây vào bể, bạn cần xem xét cây là loại lớn hay nhỏ, yêu cầu nhiều sáng hay ít sáng, cây mọc thẳng hay cây thân bò… để đặt vào các vị trí trước sau cho phù hợp. Khi bắt đầu làm hồ thủy sinh, bạn có thể tham khảo các mẫu đã có sẵn trên internet để có dễ hình dung.
Đổ nước vào hồ cũng cần chú ý, để tránh làm khuấy lớp nền đã trải, bạn nên chia làm nhiều lần đổ. Lần đầu đổ chậm, đều tay, nước cao hơn mặt nền khoảng 8 - 10cm là đủ, bạn có thể đặt vào một đĩa sứ để tránh bị đảo nền. Lần tiếp theo để lưng chừng hồ, điều chỉnh các vật trang trí nếu chưa phù hợp. Cuối cùng là đổ đầy nước. Đây là bước thường bị lỗi khi bắt đầu làm hồ thủy sinh, bạn cần tránh mắc phải.
Sau khi đo các thông số chất lượng nước, bạn có thể đặt thêm máy lọc nước, máy sục oxy để đảm bảo cá sinh trưởng và phát triển tốt. Bắt đầu làm hồ thủy sinh, bạn sẽ đắn đo không biết chọn loại cá nào cho phù hợp. Nếu là người mới, bạn nên thử với các loại cá nhỏ, dễ sống ở nhiều môi trường nước khác nhau và không đòi hỏi chất lượng nước quá chuẩn. Ngoài ra bạn có thể thả thêm tép, rùa… các sinh vật khác để làm sinh động thêm cho hồ thủy sinh.
Trên đây là các hướng dẫn cơ bản khi bắt đầu làm hồ thủy sinh, bạn nên thực tập nhiều lần trước khi thả cá thật. Song song với đó cần vệ sinh bể định kỳ, kiểm tra chất nước và thay thế các thiết bị hỗ trợ nếu hoạt động kém hiệu quả.
Gửi bình luận của bạn