Bạn mới bắt đầu tập nuôi cá cảnh. Tuy nhiên mới đây hồ thủy sinh của bạn bắt đầu xuất hiện rêu hại cho cá. Bạn đang tìm hiểu về cách xử lý rêu hại cho hồ thủy sinh hiệu quả nhất. Vậy thì bài viết này chắc chắn dành cho bạn rồi. Mời bạn cùng tham khảo bài viết để có bể thủy sinh tốt nhất cho cá nhé.
Ngày đăng: 09-06-2018
6,003 lượt xem
Có thể bạn quan tâm :
>> Có nên đặt hồ thủy sinh nơi văn phòng không ?
>> Cây thủy sinh giá rẻ dành cho người mới
Bạn từng nghĩ rêu xuất hiện trong bể thủy sinh khiến cá có môi trường sống trong bể tự nhiên như đối với môi trường bên ngoài. Nhưng bạn đã nhầm rồi đó. Rêu xuất hiện trong bể thủy sinh hoàn toàn khác so với rêu ở bên ngoài môi trường tự nhiên.
Rêu hại là một loài rêu tự hình thành trong hồ thủy sinh ở một điều kiện phù hợp. Chúng phát triển rất nhanh và lan rộng khi điều kiện được duy trì trong thời gian dài. Rêu hại có đặc tính bám vào cây thủy sinh sống trong bể . Chúng sẽ làm mất thẩm mĩ hồ thủy sinh bởi sự vẩn đục và làm hỏng hết tất cả cây thủy sinh trong hồ của bạn. Trong thời gian dài chúng có thể giết chết cá cảnh của bạn.
Tuy nhiên, bạn đừng nên lo lắng. Chỉ cần áp dụng cách xử lý rêu hại cho hồ thủy sinh trong bài viết này, chúng tôi đảm bảo hồ thủy sinh của bạn sẽ lại được an toàn.
Rêu hại xuất hiện trong hồ thủy sinh thường có rất nhiều loại. Đối với từng loại rêu hại khác nhau ta có cách xử lý rêu hại cho hồ thủy sinh khác nhau. Để xử lý được tận gốc, bạn đọc cần xác định được loại rêu phù hợp theo cách nhận biết dưới đây.
Nhận biết loại rêu này rất đơn giản bởi chúng thường xuất hiện ở các bể cá mới. Chúng có đặc tính mọc trên sỏi và kính của hồ thủy sinh. Chúng hình thành khi bể có Silicat.
cách xử lý rêu hại cho hồ thủy sinh bằng cách dùng cá ăn rêu như cá otto, tép RC, ốc táo đỏ. Người chơi cá cần thay nước ở hồ thủy sinh định kỳ. Đồng thời có thể sử dụng ánh sáng của đèn để loại bỏ rêu ra khỏi kính đơn giản.
Đây là loại rêu xuất hiện khi hồ thủy sinh quá nhiều ánh sáng bởi đèn hoặc ánh nắng chiếu. Chúng khiến nước trong bể trở thành màu xanh nhanh chóng .
Cách xử lý rêu hại cho hồ thủy sinh bằng việc tắt đèn và ngừng cho ánh sáng tiếp xúc trong vòng 5 ngày. Ngoài ra, người chơi cá có thể tiêu diệu loại rêu này bằng cách lọc hệ thống vi sinh. Dùng đèn UV diệt khuẩn. Lọc bằng bông gòn và nhớ thay nước đều mỗi tuần. Hoặc bạn có thể sử dụng rận nước để chúng ăn sạch rêu táo biển xanh. Tuy nhiên tận nước có thể gây ra tác dụng phụ đến cá. Do đó chúng không được khuyến khích.
Loại rêu này thường có màu xám, đỏ, đen hoặc nâu. Khi chúng phát triển sẽ phủ kín các viền cây và lan xuống nền của hồ thủy sinh.
Cách xử lý rêu hại cho hồ thủy sinh bằng cách tăng CO2 nhằm kích thích cây thủy sinh phát triển. Bơm dung dịch oxy già / Excel trực tiếp lên rêu - đây là cách nhanh nhất để tiêu dịt chúng.
Ngoài ra, bạn có thể ngắt luôn nhánh thủy sinh bị rêu bám hoặc dùng các bút chì hoặc tep Yamato để tiêu diệt. Luôn nhớ thay nước 30 % cách ngày.
Chúng xuất hiện khi chất lượng nước trong hồ thủy sinh kém. Mức độ photphat và nitrat hình thành quá cao, khiến chúng xuất hiện nhiều trong bể. Để giải quyết loại rêu này, bạn cần thay nước thường xuyên để chất lượng nước được đảm bảo. Ngoài ra cần tăng Nitrates lên 5ppm, tắt đèn và hạn chế thức ăn dư thừa của cá ra bể.
Đây là loại rêu hại nhưng chúng khá dễ sử lý. Bạn có thể dùng nhíp để loại bỏ chúng hoặc xử lý rêu tóc bằng cá. Có nhiều loại cá ăn được loại rêu này như cá bình tích, cá mún, tép mồi hay cá moly …
Ngoài ra, bạn cũng nên cân bằng lại chất dinh dưỡng cho hồ thủy sinh và thay nước 30 % một tuần để hạn chế rêu tóc xuất hiện lại.
Để loại bỏ loại rêu thường mọc ở rì lá cây này , bạn cần duy trì hàm lượng CO2 và đảm bảo dinh dưỡng trong hồ thủy sinh. Ngoài ra cách xử lý rêu hại cho hồ thủy sinh cũng rất dễ bằng việc sử dụng loại cá ăn rêu như cá bút chì, cá plecos, cá mún … để tiêu diệt.
Trên đây là một số loại rêu hại cho hồ thủy sinh cùng cách xử lý rêu hại cho hồ thủy sinh đạt hiệu quả nhất. Hãy luôn thay nước 30 % mỗi tuần để rêu hại không thể xuất hiện.
Gửi bình luận của bạn