Sở hữu một thân hình bầu bĩnh dễ thương với nhiều màu sắc và chủng loại khác nhau, cá hồng két thường rất nhanh có thể làm xiêu lòng bao dân chơi cá cảnh. Không những vậy, chúng còn được xếp vào Top loài cá may mắn và tài lộc nhất hiện nay.
Ngày đăng: 18-08-2017
21,004 lượt xem
>> Kiến thức nuôi cá Hồng két cho người mới
>> Cách nuôi cá hồng két lên màu đẹp lung linh
>> Giới thiệu các loài cá Hồng Két nuôi phổ biến hiện nay
“Chìa khóa vàng” giúp nuôi cá hồng két thường thành công
Cá hồng két thường có tên tiếng Việt là Két đỏ hoặc được gọi với cái tên mỹ miều khác là Huyết anh vũ. Tên tiếng Anh là “Bloody Parrot” hoặc “Blood Parrotfish”.
Cá hồng két thường thuộc: Bộ Perciformes (bộ cá vược), Họ: Cichlidae (họ cá rô phi). Chúng được lai tạo ở Đài Loan vào những năm 1986 và được nhập nội vào nước ta từ những năm 90.
Đặc điểm nổi bật của cá hồng két thường là cơ thể hình tròn rất xinh xắn với một mõm mũi nhỏ, lưng công dốc, đầu vồ về phía trước với chiếc mỏ không khép kín và quặp xuống như mỏ két. Mắt to tròn trông như đang mơ màng. Dáng bơi la mắt do bóng hơi to khác thường. Cá chuyển từ màu vàng sang màu đỏ khi trưởng thành. Chính nhờ màu đỏ rực vô cùng bắt mắt nên cá hồng két thường được cho là có thể đem lại may mắn cho gia chủ và theo nghiên cứu thì chúng còn là tổ tiên của loài cá la hán hiện nay.
– Thiết kế bể nuôi: Vì cá hồng két thường khi trưởng thành có thể đạt kích thước khoảng trên 20cm nên chiều dài tối thiểu của bể là khoảng 60cm, tuy nhiên bạn nên chọn bể dài hơn, vào khoảng 90- 100cm để cá được thỏa sức bơi lội. Thể tích bể khoảng 300- 400L. Nên trang trí thêm đá, lũa, cây thủy sinh trong bể làm nơi trú ẩn cho cá.
– Nhiệt độ nước (C): 21- 28
– Độ cứng nước (dH): 2- 25
– Độ pH: 6.0- 8.0
– Hình thức nuôi: Ghép
– Yêu cầu ánh sáng: Vừa
– Yêu cầu lọc nước: Nhiều
– Yêu cầu sục khí: Nhiều
– Tầng nước ở: Mọi tầng nước
– Loại thức ăn: Tép bò, trùng chỉ, thức ăn thừa trong bể, thức ăn đông lạnh và thức ăn viên
– Sinh sản: Cá hồng két lai thường bị bất thụ do con đực không thể thụ tinh cho trứng. Một số ít cá hồng két nhập nội có thể sinh sản được ở Việt Nam nếu cá thể đực ở dạng thuần chủng hoặc tạp giao gần. Hiện nguồn cá đẹp và “đúng chất” hồng két chủ yếu được nhập khẩu từ các nước khác.
Cá hồng két thích hợp trong bể có ánh sáng vừa đến yếu, nhiều nơi ẩn nấp (đá, gỗ …). Cá không ăn cây thủy sinh nhưng có thể sục nền đáy. Cá hồng két thường rất ưa sạch sẽ nên cần thường xuyên sục khí và có bộ lọc ổn định.
Vì cá không ăn cây thủy sinh nên có thể cho chúng ăn các con vật từ nhỏ đến lớn. Đặc biệt chúng có thể ăn cá nhỏ vừa cỡ miệng
Với một số thông tin cơ bản nhưng quan trọng như trên sẽ giúp bạn phần nào nắm bắt được chìa khóa để nuôi cá hồng két thành công.
Gửi bình luận của bạn