Cá sặc gấm là một trong những loại cá cảnh độc đáo và đẹp mắt được nhiều dân chơi cá cảnh yêu thích và nuôi trong bể cảnh. Đặc biệt, cá sặc gấm còn được đánh giá là loại cá dễ nuôi, có thể thích hợp với những người mới chơi bể cảnh. Sau đây, becamini.vn sẽ giới thiệu với bạn rõ hơn về: Cá sặc gấm là gì? Cách nuôi cá sặc gấm như sau:
Ngày đăng: 20-05-2017
25,448 lượt xem
Cá sặc gấm là gì
Cá sặc gấm là loại cá có nguồn gốc từ Nam Á. Tuy nhiên, do đặc tính dễ nuôi và dễ thích nghi với những môi trường mới, nên cá sặc gấm hiện nay đã có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại những ao hồ, sông suối có nước chảy chậm.
Cá sặc gấm còn có tên gọi khác là cá sặc lửa, đây là loại cá có họ với cá tai tượng. Thân của loại cá này có màu sắc vô cùng sặc sỡ với những màu như: màu xanh dương, xanh lục, hồng đỏ… Cá sặc gấm là loại cá hiền lành và dễ ghép đôi với những loại cá khác trong bể cảnh nên được nhiều người yêu thích.
Cách nuôi cá sặc gấm
Về môi trường nước
Cá sặc gấm thích nghi ở môi trường nước với những điều kiện sau:
- Nhiệt độ của nước khoảng 24 – 28 độ C.
- Độ cứng của nước (dH) khoảng từ 5 – 20.
- Độ PH của nước khoảng 6 – 8.
Cá sặc gấm thích nghi với môi trường nước trong và tĩnh lặng. Chính vì vậy, bạn nên chú trọng việc thay nước cho cá sặc gấm. Mỗi lần thay nước nên giữ lại khoảng ¼ lượng nước cũ trong bể để tránh cá bị sốc môi trường. Đồng thời, nước thay mới phải là nước đã được làm sạch hết clo. Ngoài ra, bạn không nên nuôi cá sặc gấm trong những bể cá có thác nước hoặc máy xục mạnh.
Về vấn đề thức ăn
Cá sặc gấm là loại cá ăn tạp, chúng có thể ăn các loại như: Tảo, giáp xác, côn trùng, loăng quăng, trùn chỉ và cả thức ăn viên.
Bạn chỉ cần đảm bảo đủ lượng thức ăn cần thiết hàng ngày cho cá. Lưu ý: không nên cho cá ăn quá nhiều, vì thức ăn thừa có thể làm bẩn bể cá của bạn.
Về vấn đề sinh sản
Bạn nên bố trí cho mỗi cặp cá sặc gấm bố và mẹ ở trong một chiếc bể riêng. Bể này nên đặt ở nơi râm mát, ít ánh sáng và có thể thả cây nổi.
Cá sặc gấm bố sẽ tạo tổ cho cá mẹ đẻ. Sau khi đẻ trứng, bạn nên tách cá sặc gấm mẹ ra nơi khác để tránh cá mẹ ăn trứng cá con và bị cá bố sát hại. Trứng nở sau khoảng 24 – 36h. Khoảng 2 – 3 ngày sau khi nở, cá bột bơi được và có thể ăn thức ăn tư nhiên như ấu trùng, giáp sác. Bạn cũng có thể cho cá sặc gấm con ăn lòng đỏ trứng luộc hoặc bobo nhằm tăng cường dinh dưỡng cho cá con, giúp chúng phát triển nhanh.
Trên đây là chia sẻ của becamini.vn về cá sặc gấm là gì? Cách nuôi cá sặc gấm. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cá này và có thể xem xét các điều kiện môi trường của bể cảnh nhà mình và khả năng chăm sóc để chọn nuôi. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy nhấc điện thoại lên và gọi cho chúng tôi để được tư vấn và giải đáp những thông tin cần thiết về việc nuôi cá cảnh…
Gửi bình luận của bạn