Cá bị sình bụng có phần bụng căng phồng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đôi khi, bệnh này không lây nhiễm nhưng cá bị bệnh nên được cách ly và điều trị thích hợp. Nếu nói một cách chính xác thì sình bụng là một triệu chứng chứ không phải là một bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân từ mãn tính đến cấp tính
Bụng cá betta căng đầy nước và không có khả năng đào thải. Bụng căng làm vẩy cá rộp lên trông giống như “quả thông”.
Những nguyên nhân gây ra bệnh sình bụng ở cá betta:
- Sình bụng cấp tính: tức bụng căng lên bất thình lình. Cá bị nhiễm khuẩn gây xuất huyết nội.
- Sình bụng mãn tính: tức bụng căng lên từ từ. Ký sinh trùng hay bướu phát triển ở bụng cá có thể gây nên tình trạng này.
- Sình bụng mãn tính: tức bụng căng lên từ từ. Cá betta bị bệnh lao cá Mycobacterium tuberculosis. Bệnh này lây rất mạnh.
- Những nguyên nhân khác gồm nhiễm virus, tổn thương nội tạng, suy thận vì sử dụng quá nhiều thuốc hay thuốc quá mạnh.
Cách phòng và chữa trị bệnh sình bụng:
Bệnh này rất khó chữa trị nhưng nếu nguyên nhân là vi khuẩn và được phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi. Vì vậy cần phải tìm hiểu xem có phải bệnh do vi khuẩn gây ra hay không, việc phát hiện nguyên nhân gây bệnh là một phần của điều trị và phòng bệnh.
Khi các vẩy xù lên chứng tỏ cá bị bệnh trầm trọng. Ngâm cá trong nước muối có thể giúp tiêu bớt chất lỏng trong mình cá. Có một loạt các loại thuốc dùng để chữa bệnh sình bụng do nhiễm khuẩn nội tạng. Các loại thuốc chữa bệnh ngoài da không có tác dụng trong trường hợp này.
Gửi bình luận của bạn