Cá la hán là một trong những loài cá đẹp được nhiều người ưa chuộng nuôi làm cảnh, nó có nhiều nét đặc trưng rất nổi bật mà không một loài cá nào khác có.
Phần I chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn về nguồn gốc, phân loại và một số đặc điểm về cá loài cá la hán. Tiếp theo ở phần II, chúng tôi xin chia sẻ cho mọi người những đặc tính còn lại Cá la hán có những đặc điểm sinh học nào qua các con số?
Cá La Hán
30 – 40: chiều dài tính theo xentimét của 1 con cá trưởng thành;
25 – 30: nhiệt độ nước lý tưởng để cá phát triển tính theo độ C;
9 – 20: độ cứng của nước tính theo dh;
6,5 – 7,8: nồng độ pH cho phép;
- Ngoài ra cá còn là loài ăn tạp nên rất phàm ăn và nhanh lớn, sinh sản bằng hình thức đẻ trứng nhưng do thế hệ bố mẹ cá la hán là loài cá lai nên các đời sau bị phân tính nhiều, khó giữ được đặc tính cái đầu gù nổi bật.
- Đặc biệt thế hệ bố mẹ tái sinh sản khá dễ dàng trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mua ở Việt Nam.
- Cá còn có thể sống và phát triển ở mọi tầng nước trong bể cá mini nhưng không nên nuôi chung với các loại cá khác khiến chúng khó phát triển và không thích nghi được.
Để cá la hán phát triển bình thường cần phải có kỹ thuật nuôi và chăm sóc hợp lý
– Về đặc điểm thiết kế của bể cá: chiều dài khoảng 120 cm, dung tích bể chừng 250 lít là đủ, tạo không gian rộng để cá thỏa sức bơi lội vì chúng rất nghịch lại khôn nên bạn đừng hạn chế không gian sống của chúng nhé;
– Hình thức nuôi: tốt nhất là nuôi đơn nhé, bể hoặc hồ cá không có rong;
– Ánh sáng cần mạnh, chúng rất khỏe nên cần lọc nước nhiều và sục khí cần nhiều cho các hoạt động của chúng;
– Cá loại thức ăn: chủ yếu là các loại thức ăn viên, có cả đông lạnh, trùng chỉ, các loại cá con, tôm tép, thịt bò và chúng ăn thiên về động vật đấy. Đặc biệt là cá lên màu khá sặc sỡ và đẹp khi cho chúng ăn loại viên có sắc tố lên màu hoặc mồi sống là tôm tép nhé!
Chúc các bạn nuôi cá la hán thành công và đừng quên hỏi chúng tôi khi các bạn cần tư vấn thêm nhé!
Gửi bình luận của bạn