Cá dĩa có tên danh pháp khoa học: Symphysodon, tên tiếng Anh thông dụng là discus fish, thuộc họ Cá rô phi Cichlidae (Rô phi vốn là họ cá có rất nhiều loại đẹp). Người Hoa gọi cá dĩa là "Ngũ Sắc Thần Tiên" và tôn nó là "Nhất Đại Mỹ Ngư" tức là cá đẹp nhất trong các loài cá nuôi để làm cảnh.
Đặc điểm cơ bản của cá dĩa
- Hình dáng: Cá Dĩa có hình dáng thân cá dạng đĩa, rất cao, dẹp bên, miệng nhỏ, che xiên theo chiều cao. Thức ăn: Long quăng, trùn chỉ, ròng ròng, thịt bò băm nhỏ, thức ăn khô tổng hợp, nên thay đổi thường xuyên để đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng.
Cá dĩa hình dáng dẹp và màu sắc sặc sỡ
- Phân loại: rất đa dạng có ba loại phổ biến Symphysodon aequifasciata haraldi, Symphysodon aequifasciata axelrodi, Symphysodon discus
- Kích thước: 15-20 cm
- Màu sắc: đa dạng . Màu nền là màu nâu vàng, hay màu hạt dẻ, màu mận… Có nhiều vân ngũ sắc màu lam nhạt nhìn thấy rõ bên hông cá. Có 7 sọc dọc sẫm màu, màu sọc thứ 5 nằm ở giữa thân là màu sọc rộng nhất và sẫm màu hơn các màu sọc khác
- Điều kiện sống: độ pH nước 6.0 - 7.0, nhiệt độ 25 – 30oC.
- Thức ăn : Long quăng, trùn chỉ, ròng ròng, thịt bò băm nhỏ, thức ăn khô tổng hợp, nên thay đổi thường xuyên để đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng.
- Sinh sản: đẻ trứng
- Giới tính: khó phân biệt
- Bể: Nuôi ở hồ thủy sinh cá dĩa rất khỏe
Cá dĩa thường được nuôi trong các hồ thủy sinh
Các lưu ý về cá dĩa
Cá dĩa rất khỏe trong hồ thủy sinh, khi cá đã khỏe thì sống rất dai
Cá dĩa là loài ăn thịt vì vậy nếu nuôi chung với các loài cá dễ đẻ thì chúng sẽ ăn cá con khác
Cá dĩa đa số bơi yên một chỗ và bảo vệ lãnh thổ riêng của mình
Cá dĩa rất dễ bị nấm trắng do đó phải vệ sinh hồ thường xuyên
Cá dĩa rất dễ bị muối tiêu do đó chúng ta nên nuôi chúng trong hồ thủy sinh có cây thật rậm rạp
Gửi bình luận của bạn