Hiện nay, nhiều người rất thích chọn nuôi cá cảnh để giải trí như một cách tận hưởng cuộc sống. Nhưng bên cạnh đó cũng có những người đang rất phân vân vì không gian nhà khiêm tốn, không thể thoải mái chọn những loại bể cá lớn. Chính vì vậy, nuôi cá trong bình thủy tinh là một sự lựa chọn vô cùng thông minh.
Ngày đăng: 05-05-2018
17,288 lượt xem
Loại cá cảnh nào phù hợp với bình thủy tinh?
Đây là câu hỏi đầu tiên mà chúng ta cần phải giải đáp khi bước đầu chọn nuôi cá cảnh trong bình thủy tinh. Dĩ nhiên, với một chiếc bể nhỏ thì lựa chọn cũng sẽ trở nên hạn hẹp hơn. Nhưng không phải vì thế mà bình thủy tinh của bạn sẽ giảm đi sự sinh động, độc đáo vì ngày càng có nhiều loại cá cảnh nhỏ được lai giống vừa đẹp lại vừa dễ chăm sóc. Với môi trường sống thiếu oxi, các bạn có thể chọn những loại cá có khả năng sống cao, và cá Betta là một ví dụ điển hình. Nuôi cá betta không cần có máy xủi oxi, thay nước 1 lần/tuần và thức ăn vô cùng đơn giản (trùng chỉ, lăng quăng, thức ăn viên,…).
Tuy nhiên, nếu chọn nuôi cá Betta hay những loại cá khác trong bình thủy tinh, chỉ nên nuôi từ 1 – 3 cá thể để tránh tình trạng thiếu oxi và nước nhanh bẩn dẫn đến chết cá.
Ngoài cá Betta nêu trên, các bạn cũng có thể tham khảo những loại cá như cá đuôi kiếm, cá hòa lan, cá vàng, cá ngựa vằn,…
Nên cho cá ăn như thế nào?
Cho cá ăn cũng là thắc mắc của rất nhiều người mới , nuôi cá trong bình thủy tinh. Cách cho cá cảnh ăn đúng là không nên cho ăn quá nhiều để tránh cá quá no và sau vài ngày nước sẽ rất dễ bẩn. Nhất là đối với những loại cá nhỏ, liều lượng ăn hợp lý là 2 – 3 ngày/lần và mỗi lần chỉ cho ăn một ít. Cần tuyệt đối tránh tình trạng cho cá nhỏ ăn quá no vì sẽ bị chết cá. Loại thức ăn phù hợp với những cá nhỏ trong bể thủy tinh là trùng chỉ, lăng quăng (đã được xử lý sạch sẽ) hoặc thức ăn khô.
Cách thay nước khi nuôi cá trong bình thủy tinh
Bình thủy tinh là loại bể nhỏ, vì vậy tình trạng nước trong bình cũng sẽ dễ bị bẩn. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta nên thay nước thường xuyên vì sẽ làm cho cá bị sock nước dẫn đến chết. Mỗi lần thay nước chúng ta chỉ nên thay từ 50 – 70% nước để cá không bị sock và khi đã nuôi lâu mới tăng lên 80% rồi đến 100%. Và người nuôi cũng cần chú ý xử lý clo trong nước máy trước khi thay nước bằng cách chứa nước máy trong thau chậu sau 24h.
Những thiết bị trong bể cá
Vì bình thủy tinh rất nhỏ và môi trường nước rất nghèo nên việc chọn lựa máy oxi
+ Máy oxi: Sử dụng máy oxi trong bình thủy tinh nhỏ sẽ dẫn đến dao động nước, làm cá mệt, đuối sức,… và làm đục nước. Nếu trong tình trạng sử dụng máy oxi là thật sự cần thiết thì phải chọn loại máy có công suất yếu nhất và để vòi sủi oxi nằm sát trên mặt nước.
+ Lọc vi sinh: Những loại lọc vi sinh thông thường được bày bán trên thị trường sẽ rất chiếm diện tích và không phù hợp với các loại bình thủy tinh. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn phải tự chế lọc tại nhà theo kinh nghiệm của những người từng nuôi cá cảnh lâu hoặc tham khảo thông tin trên mạng để tự chế lọc vi sinh cho riêng bình cá thủy tinh nhà mình.
Để có thể , nuôi cá trong bình thủy tinh cũng không hề khó khăn mà ngược lại sẽ vô cùng dễ dàng, tiện lợi nếu bạn nắm được những quy trình, chú ý trên đây. Việc đảm bảo được những lưu ý phía trên sẽ khiến bạn có thể sở hữu một bình cá sinh động như ý muốn.
Gửi bình luận của bạn