Kỹ Thuật Nuôi Chim Họa Mi Cho Người Mới
Ngày đăng: 11-08-2017
3,336 lượt xem
Có thể bạn quan tâm :
>> Thông tin và kỹ thuật nuôi chim hoạ mi
>> Cách nuôi chim hoạ mi hót hay
>> Cách phân biệt chim họa mi trống và chim hoạ mi mái
Kỹ thuật nuôi chim Họa Mi
Tướng chim Họa Mi thường có 3 loại tốt: loại ngũ trường, loại ngũ đoản và loại quí tướng thứ 3 là chim Họa Mi mình củ đậu, đuôi lá vả. Sau đây là tướng mạo chi tiết của chim Họa Mi.
Xem tướng mắt: với con người mắt được coi là cửa sổ tâm hồn, thì chọn chim Họa Mi cũng theo cách đó. Nên chọn những con có đôi mắt sáng to, có thần khí, và có cảnh giác nhạy bén, màu sắc mắt phải tươi sáng, da mắt nên mỏng, con ngươi nhỏ, khoen mắt là vệt lông của nó nhỏ màu trắng kéo dài ra sau ót giống mày con ngài. Cái tên chim Hoạ Mi cũng căn cứ cái mày ngài trắng này mà đặt ra.
Để đánh giá tướng mắt còn phải quan sát kỹ mặt nhãn cầu của chim. Chung quanh con ngươi có một loạt màu, tuỳ vào từng con, ta thấy có màu hồng, vàng, lam, xanh, tro lợt, trắng xám… gọi là nhãn đế sắc. Nếu quan sát kỹ hơn, ta thấy trong nhãn đế sắc còn có những chấm nho nhỏ khác nằm rời hay còn được gọi là xa nhãn.
CHĂM HỌA MI TRONG MÙA THAY LÔNG
Chim Hoạ Mi nuôi trong lồng con thay lông sớm, con thay muộn, con thay sớm thường thì từ tháng 7 âm là bắt đầu thay, con muộn thì cuối năm.
Họa Mi thuần thì thay lông sớm và ổnh định hơn chim Họa Mi mộc (bổi). Viết về cách chăm chim Họa Mi thay lông thì đã có rất nhiều sách đề cập đến ví dụ như sách của Việt Chương, nay tôi chỉ dám mạo muội trình bày cách chăm chim Họa Mi thay lông theo kinh nghiệm nuôi hiện tại của bản
- Dấu hiệu để nhận biết chim sắp thay lông: Họa Mi sắp thay lông thì lông bắt đầu xác, quăn và nhiều con còn có cảm giác như lông cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, khi đó chúng ta cần phải chăm chim cẩn thận hơn.
- Về thức ăn thường thì các bạn nuôi chim Họa Mi hót bằng cám cò trứng hoặc ngô trứng, ta chỉ cần cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3-4 lòng đỏ trứng gà/1lạng cám cò hoặc bắp, thêm lòng trắng trứng và bao nhiêu thì tuỳ các bạn nhưng đừng lấy tất nhé. Tăng cường mồi tươi châu chấu, sâu tươi hay dế, tăng cường ở đây tôi chỉ lưu ý là thường xuyên và đều thôi.
- Nuôi chim Họa Mi bạn nên tập cho con chim của mình ăn mồi tươi nhé, nếu con chim nào không ăn thì bạn tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng ít mồi tươi, nó sẽ phải ăn thôi, nhớ lắp lại cóng đựng cám nhé. Không nên cho chim Họa Mi ăn sâu qui vì chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn. Còn lồng trại ta nên phủ áo lồng vào một chút, để chim chỗ tĩnh và mát, có độ ẩm thì càng tốt, tối cho chim đi ngủ sớm và phủ kín áo lồng lại. Cho chim tắm thường xuyên nhưng đừng dọn lồng nhiều, tôi thấy cách này khá hay, chim thay lông rất nhanh nhưng cách này hơi khó cho các bạn nhà không được rộng vì hơi mùi một tý.
Nếu có điều kiện các bạn nên cho chim tắm buổi chiều làm sao để chim trước khi phủ áo lồng cho chim đi ngủ chưa khô hẳn lông, nhiều người cho là cách này làm chim yếu nhưng tôi lại nghĩ là chim Họa Mi có thân nhiệt cao nên không ảnh hưởng đâu, như vậy chim Họa Mi tuột lông rất mau. Chim Họa Mi thường thay lông theo trình tự từ lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông âu cánh, sau mỗi một đợt trút lông chim Họa Mi nuôi lông măng ra hẳn rồi trút tiếp đợt mới.
Nuôi chim Họa Mi tôi thường cho chim Họa Mi ăn thêm lạc sống, ngày 1 đến 2 hạt cũng được ăn lạc giúp cho chim Họa Mi có đường ruột tốt và sắc lông mượt mà hơn. Họa Mi khi nó đã có bộ lông mới hoàn chỉnh vẫn cần khoảng 1 tháng để lông mới ráo hẳn, lúc này chim mới bắt đầu sung và hót nhiều hơn, ta nên cho chim tắm nắng.
Gửi bình luận của bạn